Thông tin về địa điểm tỉnh thành phố Việt Nam

Top địa điểm cầu duyên, cầu lộc đầu năm ở Hà Nội


Đi chùa cầu lộc, bình an hay tình duyên là một thói quen, cũng như nét văn hoá truyền thống của tín ngưỡng tâm linh của người Việt từ lâu đời. Top địa điểm cầu duyên, cầu lộc đầu năm ở Hà Nội địa điểm 247 tổng hợp

Chùa Hà
1
Chùa Hà

Thông tin và lịch sử về Chùa Hà được Địa điểm 247 giới thiệu dưới đây:

1. Thông tin về Chùa Hà

Chùa Hà là ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội nổi tiếng bậc nhất. Chùa Hà có tên là Thánh Đức Tự thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Đi qua cổng chùa là một hồ nước hình bán nguyệt và vườn cây xanh mát. Bên cạnh hồ nước có bia đá Thánh Đức Tự Bi bốn mặt. Chùa chính có kết cấu kiểu chữ Đinh với Tiền đường và Thượng Điện, ban tam bảo gồm 5 gian rộng. Riêng tòa phật điện của chùa được bố trí với nhiều lớn. Phía sau chính điện của chùa Hà là Điện Mẫu gồm có phương đình phía trước và Thần điện phía sau.

2. Lịch sử về Chùa Hà

Về thời điểm có chùa Hà có hai truyền thuyết. Truyền thuyết thứ nhất: vào thời Lý vùng Dịch Vọng đã có nhiều danh thắng nổi tiếng. Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự. Vua Lý Thánh Tông đột ngột mất năm 50 tuổi, thái tử Càn Đức lên ngôi lúc 7 tuổi, tức là Lý Nhân Tông

Truyền thuyết thứ hai: Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.

3. Giờ mở cửa , lễ chính tại Chùa Hà

Khi đi lễ chùa Hà, bạn nên đến vào ban ngày. Vào ngày thường chùa Hà mở cửa 8:00 - 18:00. Còn ngày rằm, mồng 1 đóng muộn hơn để người dân có thể kịp đến hành lễ.

 

Số nhà 86 phố Chùa Hà, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Phủ Tây Hồ
2
Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt
Được Bộ Văn hóa cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa, là địa điểm viếng thăm khi du khách đến Hà Nội


Đặng Thai Mai, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Chùa Phúc Khánh Hà Nội
3
Chùa Phúc Khánh Hà Nội

Thông tin và lịch sử về Chùa Phúc Khánh Hà Nội được Địa điểm 247 giới thiệu dưới đây:

1. Thông tin về Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh còn có tên Chùa Sở là 1 ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988.

Là ngôi chùa nằm trong khu dân cư thuộc quận Đống Đa những ngôi chùa nhỏ này lúc nào cũng đông đúc phật tử gần xa tìm đến để lễ phật và cầu an.

2. Lịch sử về Chùa Phúc Khánh

Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Vào thời Lê, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa. Ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa.

Chùa được trùng tu nhiều lần các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa, làm cơ sở đào tạo tăng tài, điểm An cư kiết hạ hàng năm của chư Tăng vào năm 1940.

Dân làng đã góp công góp của xây dựng ngôi chùa ngày nay vào năm 1950. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm và có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án...

3.  Chùa Phúc khánh có các lễ và lễ hội gì ?

Chùa Phúc Khánh có các lễ cầu an , dâng sao giải hạn ...


Chùa Phúc Khánh, Cầu vượt Ngã Tư Sở, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Khu di tích Thành Cổ Loa
4
Khu di tích Thành Cổ Loa


Cổ Loa, Xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

Xem thêm