Thông tin về địa điểm tỉnh thành phố Việt Nam

Đặc điểm nhóm tính cách INFP - Trắc nghiệm MBTI

328 views ngày 16/12/2022

Trong 16 tính cách MBTI thì INFP là nhóm tính cách có mức phổ biến trung bình và chiếm khoảng 4% dân số thế giới. Vậy INFP là gì? Những người thuộc nhóm tính cách này có đặc điểm như thế nào? Cùng diadiem247.com tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.

INFP là gì?

Đặc điểm nhóm tính cách INFP- Trắc nghiệm MBTIINFP là nhóm tính cách trong 16 nhóm tính cách của trắc nghiệm MBTI được viết tắt ghép lại từ 4 chữ: Introversion (Hướng nội), iNtuition (Trực giác nhạy bén), Feeling (Cảm xúc), Perception (Sự nhận thức).

Các chuyên gia trắc nghiệm MBTI thường gọi các INFP là người hòa giải, là nhà lý tưởng, họ thường có những đặc điểm:

  • Introversion - Hướng nội: Đây là những người ưa thích hướng nội, trầm lặng, có xu hướng thích ở một mình thay vì cố gắng tiếp xúc với mọi người xung quanh. Họ chỉ thực sự tương tác với người thân, bạn bè thân thiết đã quen từ trước. Chính vì vậy mà nhiều khi họ để lại cho người khác cảm giác không có cảm tính và khó gần.

  • iNtuition- Trực giác: Dùng trực giác nhiều hơn là cảm nhận cụ thể, vì vậy họ tập trung sự chú ý vào bức tranh toàn cảnh hơn là những chi tiết nhỏ nhặt, cũng như là những điều có thể xảy ra trong tương lai hơn là chú ý vào thực tại;

  • Feeling - Cảm xúc: Sống tính cảm hơn lý trí. Họ là những người có xu hướng đặt giá trị cá nhân lên trên các yếu tố khách quan. Khi đưa ra các quyết định, các INFP sẽ dựa theo cảm nhận của họ, xem xét cẩn thận ảnh hưởng của quyết định đó đến xã hội, đến những người xung quanh hơn là đúng quy luật và logic.

  • Perception - Nhận thức: Nhận thức của các INFP thường linh hoạt thay vì quá nguyên tắc. Khi gặp các vấn đề quan trọng, họ không vội đưa ra các quyết định ngay mà thường trì hoãn để xem xét cẩn thận đồng thời họ thích các lựa chọn mở, tính toán đến đường lui phòng trường hợp cần thay đổi theo hoàn cảnh.

Nói chung INFP là những người giàu lý tưởng, nhiều hoài bão, luôn đặt niềm tin vào những giá trị cốt lõi trong cuộc sống. Những người này là người nhạy cảm, có khả năng đồng cảm sâu sắc và có tấm lòng bao dung, vị tha.

Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách INFP bao gồm Johny Depp, Tom Hiddleston, Công nương Diana, William Shakespeare, Helen Keller…

Điểm mạnh của nhóm tính cách INFP

1. Có khả năng đồng cảm

Các INFP quan tâm đến mọi người xung quanh không chỉ ở bề nổi mà họ thật sự rung cảm trước những vui buồn của người khác. Họ đặt mình mình vào hoàn cảnh của người khác để có thể dễ dàng thấu cảm và sẻ chia cho họ. Vì sự nhạy cảm này, họ có xu hướng trở nên chu đáo, tốt bụng, không bao giờ muốn làm tổn thương bất cứ ai.

2. Có đuổi đam mê

Theo các chuyên gia MBTI đánh giá là người lý tưởng hóa, các INFP sẽ nỗ lực theo đuổi ước muốn đam mê, nỗ lực hết mình thực hiện đam mê khi tìm được một ý nghĩa nào đó cho bản thân, cho mọi người, muốn làm cho các giá trị mong muốn đó trở nên năng động, tích cực trong ý thức xã hội.

3. Tư duy cởi mở

Các INFP có tư tưởng cởi mở vì vậy mà họ dễ dàng chấp nhận và mở lòng kết bạn tâm giao với những người xung quanh mình. Họ ít khi đánh giá, phán xét lối sống hay quyết định của người khác. Vì thế họ thường trở thành người bạn tâm giao của bạn bè, người thân hay đôi khi là những người hoàn toàn xa lạ.

4. Sáng tạo

Những người có tính cách INFP thích nhìn mọi thứ ở một góc độ độc đáo. Họ cho phép tâm trí của mình lang thang với đủ loại ý tưởng và mơ mộng đến rất nhiều vùng trời khác nhau. Họ sáng tạo và có trí tưởng tượng vô cùng phong phú.

5. Trung thành

Tốt bụng, thấu hiểu, nhạy cảm và mong muốn được giúp đỡ người khác là thế. Vậy nên, các INFP thường rất trung thành trong mối quan hệ của mình, đã trao đi tình cảm là không dễ dàng thu hồi lại và muốn có những mối quan hệ có chiều sâu và lâu dài. Vậy nên, có một người bạn INFP bên cạnh, bạn không cần lo lắng về bí mật bị tiết lộ hay sự hời hợt trong mối quan hệ.

Điểm yếu của nhóm tính cách INFP

Đặc điểm nhóm tính cách INFP - Trắc nghiệm MBTI

1. Thiếu thực tế

Bởi đầu óc lúc nào cũng ở trên mây, nên người thuộc nhóm tính cách INFP thường thiếu tính thực tế. Đây là kiểu người lãng mạn vô vọng, quá lý tưởng hóa vấn đề khiến họ bị thất vọng khi thực tế không diễn ra theo những gì họ mong đợi.

2. Thiếu tính tập trung

Là người giàu trí tưởng tượng, nội tâm phong phú nên những người INFP thường cảm thấy khó khăn trong việc tập trung để hoàn thành công việc. Vấn đề không phải là họ không có khả năng, mà là họ thường bị cuốn vào những ý tưởng liên tục nảy ra trong đầu.

3. Dễ bị tổn thương

Mặc dù có khả năng thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc, nhưng nếu các INFP không vạch ra ranh giới rõ ràng với câu chuyện của người khác thì họ có thể dễ dàng hấp thu những cảm xúc tiêu cực và gây tổn thương cho bản thân mình. Đôi khi bị tổn thương trong mối quan hệ, họ có thể dễ dàng tha thứ cho người khác mà không cân nhắc cẩn thận.

4. Tự cô lập 

INFP là người muốn kết nối với người khác nhưng không phải lúc nào họ cũng biết cách. Đặc biệt là trong môi trường mới, họ có thể miễn cưỡng đặt bản thân vào một nhóm người hay một cộng đồng mới. Vì vậy mà đôi khi họ cảm thấy cô đơn và có xu hướng thích ở một mình, thích làm việc độc lập.

Phân biệt INFP-T vs INFP-A

INFP có 2 loại: INFP-A (Assertive Mediator) “Người hòa giải quyết đoán” và INFP-T (Turbulent Mediator) “Người hòa giải hỗn loạn”.

Dù cùng là những người Hoà Giải, INFP A và INFP T không giống nhau hoàn toàn.

  • INFP A ít bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác và độc lập hơn INFP T.
  • Nhìn chung, INFP đều giỏi lắng nghe, nhưng Mediator INFP-T có khuynh hướng lắng nghe còn giỏi hơn cả phân loại A.
  • INFP-A hay giữ cảm xúc trong lòng hơn, ít thể hiện chúng ra bên ngoài hơn INFP-T.
  • INFP A là những nhà lãnh đạo cởi mở và bình tĩnh ở nơi công sở. Mặt khác, Mediator INFP-T vội vã hơn và hay thúc giục mọi người để hoàn thành dự án chung. 

Những nghề nghiệp nào phù hợp với nhóm tính cách INFP? 

  • Nghệ thuật và thiết kế (thiết kế thời trang, thiết kế mỹ thuật,…);
  • Dịch vụ cộng đồng và xã hội (Giáo dục sức khỏe, quản lý dịch vụ cộng đồng,…);
  • Giáo dục (Giáo viên, Quản trị viên, Thủ thư…);
  • Chăm sóc sức khỏe (Chuyên gia dinh dưỡng, Bác sỹ vật lý trị liệu,…);
  • Kinh doanh, quản lý và bán hàng (Marketing, Quản trị nhân sự, Quản lý kinh doanh,…);
  • Phương tiện – truyền thông (Biên tập viên, Quan hệ công chúng, Tác giả,…);
  • Khoa học (Nhà tâm lý học, nhà xã hội học,…).

INFP sẽ hợp với nhóm tính cách nào?

INFP sẽ hợp với các nhóm như ENFP, INTP, INFJ bởi sự thấu hiểu lẫn nhau. Giữa họ có sự tương đồng nhất định, tương đồng trong tính cách, trong sở thích, trong quan điểm sống và giá trị quan.

Và với nhóm tính cách ISFP, INTJ, ENTP và ENFJ: Mặc dù sẽ có một số sự khác biệt trong tính cách và cách sông, tuy nhiên giữa họ có thể tìm ra điểm cân bằng và thu hút lẫn nhau.

Ngược lại INFP dễ xảy ra tranh chấp, xung đột với các nhóm tính cách ISTJ, ESFJ, ESTP, ESTJ bởi gần như chẳng có gì liên quan giữa họ.

4.5/5 từ 6 lượt đánh giá.

----