Thông tin về địa điểm tỉnh thành phố Việt Nam

​Cách chăm sóc người già, người bệnh nằm điều trị tại giường

527 views ngày 26/09/2022

Chăm sóc bệnh nhân liệt giường thật không dễ dàng bởi người bệnh phải nằm giường tại chỗ và việc vệ sinh thường gặp khó khăn, trở ngại. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và giải pháp hỗ trợ sinh hoạt cho người bệnh nằm điều trị tại giường.

1. Chọn giường y tế cho người bệnh 

Đối với người bị liệt, được nằm trên một chiếc giường phù hợp là điều rất quan trọng bởi nó đem lại sự thoải mái cho họ trong suốt một thời gian dài và kích thích khả năng hồi phục tốt hơn. Chiếc giường tốt nhất cho bệnh nhân chính là giường y tế bởi nó nâng đỡ dễ dàng hơn từ đó khiến cho người chăm sóc bệnh nhân đỡ mệt mỏi hơn, nhất là khi vệ sinh cho người bệnh. 

​Cách chăm sóc người già, người bệnh nằm điều trị tại giường

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại giường y tế gia đình với nhiều kích thước và chức năng khác nhau. Một số tính năng hữu ích có thể kể đến:

  • Giường bệnh y tế bao gồm cả tính năng tương tự như xe lăn. Cho phép di chuyển người bệnh từ phòng này đến phòng khác dễ dàng.

  • Chân giường có thể nâng lên với góc từ 0°- 45°, hạ xuống góc 90°. Giúp cho người bệnh ngồi cong chân một cách thoải mái.

  • Giường có thể lật nghiêng từ 0°- 80° mỗi bên giường. Việc này sẽ giúp cho bệnh nhân thường xuyên lật người, tránh sự xuất hiện của triệu chứng bedsores (chứng thối loét vì nằm liệt giường). Đồng thời làm giảm hiện tượng phù nề, hoại tử mô…. gây teo cơ, giúp lưu thông máu và phục hồi hoạt động của bệnh nhân.

  • Đi kèm giường còn có thêm bàn ăn giúp bệnh nhân thoải mái sử dụng khi ăn uống, đọc sách hay làm việc.

  • Các giường bệnh đều có thể tháo rời 1 số bộ phận ở đầu giường và thay thế bằng chậu gội đầu. Giúp bệnh nhân gội đầu ngay trên giường bệnh 1 cách tiện dụng.

  • Ngoài ra giường đa năng còn có thể nâng hạ bô vệ sinh một cách đơn giản. Giúp bệnh nhân đi vệ sinh 1 cách dễ dàng với cả tư thế ngồi và tư thế nằm. Hai đầu giường bằng nhựa ABS có thể tháo dỡ dễ dàng, hai bên lan can có thể gấp gọn đơn giản chỉ bằng 1 thao tác.

  • Đệm của giường có thể tháo rời từng tấm để thay, giặt, vệ sinh – vỏ ga tháo thay được.

2. Vệ sinh cá nhân người bệnh

Vệ sinh cơ thể: Người bệnh nên được tắm 2 lần/tuần vào mùa hè và 1 lần/tuần vào mùa đông. Việc làm này có thể được thực hiện bằng cách dùng khăn ấm lau toàn bộ cơ thể cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần được thay bỉm thường xuyên để có cảm giác khô thoáng.

Vệ sinh răng miệng: Do người bệnh không thể tự đánh răng cho mình nên mỗi ngày người chăm sóc cần dùng bông gạc kèm theo nước muối để vệ sinh răng miệng cho họ 2 - 3 lần.

Người bị liệt cần được vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 - 3 lần

Vệ sinh vết lở loét: Nằm lâu một chỗ trên giường rất dễ khiến cho người bệnh có các vết lở loét trên da. Nếu không chăm sóc vết loét cẩn thận, sạch sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử,... Người chăm sóc người bệnh bị liệt đòi hỏi phải có kỹ năng trong khâu vệ sinh này. Cách đúng nhất là dùng cồn y tế vệ sinh sạch vết loét sau đó lau khô rồi bôi thuốc được bác sĩ chỉ định.

Người bệnh già, người bệnh sẽ mất khả năng tự chăm sóc bản thân, việc vệ sinh thân thể cho người bệnh rất khó khăn. Trong khi đó, vệ sinh thân thể tốt sẽ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả loét do tì đè. Vào mùa hè, người chăm sóc nên tắm cho người bệnh hằng ngày, mùa đông có thể giảm tần suất xuống 2-3 lần/tuần. Bạn có thể dùng khăn ấm để lau người cho bệnh nhân, sử dụng các dung dịch vệ sinh thân thể dạng xịt khô. Thay bỉm, tã lót thường xuyên để tạo cảm giác khô thoáng cho người bệnh. 

Ngoài ra, không gian phòng ở của bệnh nhân cần giữ vệ sinh để phòng tránh bệnh tật. Nơi người bệnh nằm cần sạch sẽ, khô ráo và thoáng gió.Chăn màn của bệnh nhân cần được giặt giũ thường xuyên.

3. Chú ý đến tâm lý người bệnh

Bên cạnh đó, động viên tinh thần người bệnh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Người bệnh bị liệt, nằm một chỗ thường rất hay bi quan, buồn bã và muốn bỏ cuộc do mất đi các chức năng sống cơ bản. Do vậy, cần tác động tư tưởng, giúp bệnh nhân luôn cảm thấy lạc quan, yêu đời,... tinh thần thoải mái sẽ góp phần quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Để giúp bệnh nhân thoát khỏi cảm giác chán nản, người nhà cần chủ động nói chuyện, thường xuyên hỏi han chia sẻ. Đọc sách, hoặc để người bệnh xem tivi, nghe đài… cũng là cách sẽ cải thiện tinh thần hiệu quả.

4. Chế độ ăn uống

Đối với những người bị liệt có khả năng tự ăn uống thì nên để họ tự xúc ăn. Việc làm này khiến cho họ vận động tay, nhờ đó mà tăng cơ hội hồi phục. Nếu thức ăn thuộc loại dai, cứng,... nên xay nhuyễn cho họ cảm thấy dễ ăn. Khi người bệnh ăn ít, hãy chia thành nhiều bữa ăn và đa dạng thực đơn để họ cảm thấy ngon miệng nhờ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trường hợp người bị liệt không thể tự ăn uống được thì cần hỗ trợ việc ăn uống cho họ. Việc làm này tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng. Trong khi chăm sóc người bệnh bị liệt, hãy nhớ đút từ từ, chậm rãi, xay hoặc cắt nhỏ thức ăn cho họ. Nếu người bệnh ăn kém, nên bổ sung thêm ngũ cốc hoặc sữa cho họ.

Chăm sóc bệnh nhân nằm một chỗ thật không dễ dàng. Nếu bạn muốn mua một chiếc giường y tế để có thêm công cụ hỗ trợ việc chăm sóc người thân được dễ dàng hơn, bạn hãy tham khảo thêm bài viết Mua giường y tế cho người già, người bệnh cần lưu ý những gì? nhé. 

3.8/5 từ 8 lượt đánh giá.

----